Trong cuộc sống của chúng ta, những cảm xúc như đố kỵ, ghen ghét là điều khó có thể tránh khỏi. Có người có thể kiểm soát nhưng cũng có người lại để nó phát triển thành bản tính của mình. Vậy thì đố kỵ là gì? Những biểu hiện và cách hạn chế sự GATO trong người như thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết này.
Đố kỵ là gì?
Đố kỵ là 1 đặc điểm tiêu cực trong tính cách con người. Theo giải nghĩa của từ điển tiếng Việt thì đố kỵ xuất hiện khi con người cảm thấy khó chịu với ai đó. Từ đó, họ bắt đầu ghét bỏ khi thấy người khác có điểm tốt hơn, thành công hơn mình. Sự đố kỵ có thể xuất hiện ở mọi nơi và khiến cho cuộc sống trở nên mệt mỏi bởi những suy nghĩ tiêu cực.
7 dấu hiệu giúp nhận biết 1 người có lòng đố kỵ hay không
Ở mỗi người, biểu hiện của sự đố kỵ là gì sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì sẽ thuộc các dấu hiệu sau:
Luôn soi mói và hạ thấp người khác
Những kẻ đố kỵ luôn thích soi mói người khác. Họ thường để ý đến sự thành công, nhan sắc, cuộc sống hạnh phúc của người khác rồi lại sinh ra lòng ghen ghét, tức tối và lại tự đắm chìm vào những cảm xúc tiêu cực mà mình tạo ra.
Đặc biệt, để nâng mình lên, họ sẽ chăm chăm để tìm ra khuyết điểm, sau lầm của người khác và hạ thấp họ. Tự huyễn hoặc rằng bản thân tốt hơn để che lấp đi phức cảm tự ti của mình.
Chỉ tập trung vào điểm yếu, mặt không tốt của người khác
Nếu thấy ai đó có 1 vài điểm tốt hơn mình, họ sẽ cảm thấy danh tiếng và địa vị của mình gặp nguy cơ. Vì thế, họ sẽ tìm ra thiếu sót của người kia và phóng đại nó trở thành vấn đề rất nghiêm trọng khó có thể sửa chữa. Mục đích của việc này là làm giảm giá của những người đó. Làm cho họ không thể tốt hơn bản thân và bảo vệ danh tiếng, địa vị của mình.
Không thích kết thân với những người giỏi hơn mình
Điểm dễ nhận thấy là những người đố kỵ thường ít hoặc không bao giờ kết thân với những người giỏi hơn mình. Nếu họ phát hiện người thân, bạn bè hay đồng nghiệp có tài năng hơn mình thì sẽ lập tức xa lánh hoặc nói xấu. Bởi họ đã bị sự đố kỵ, ghen ghét lấp đầy. Họ không muốn làm nền cho người khác.
Luôn ghen ghét và nói xấu về người khác
Người có lòng đố kỵ thường cho rằng bản thân là nhất và luôn tốt đẹp hơn người khác. Chính vì thế, họ sẽ thường soi mói, bàn tán về tật xấu, điểm yếu của người khác để nâng cao giá trị của mình.
Không bao giờ công nhận tài năng và thành quả của người khác
Lòng ghen ghét, đố kỵ sẽ khiến 1 mắt bị mù. Luôn không nhìn thấy sự tài giỏi và thành công của người khác. Vì nếu họ thừa nhận thì sẽ tương đương với việc chấp nhận sự thua kém. Vì thế, họ sẽ không nhìn nhận sự thật 1 cách khách quan mà sẽ bóp méo nó để gìn giữ cái tôi của mình.
Hả hê khi thấy người khác thất bại
Dù là những lỗi lầm từ rất lâu về trước hay mới vừa xảy ra thì đều có thể trở thành vũ khí để người đố kỵ tấn công người khác. Họ sẽ nhắc đi nhắc lại nhằm khiến người khác cảm thấy bản thân thật sự tồi tệ, thất bại chứ không hề tài năng.
Coi bản thân là trung tâm của vũ trụ
Người đó kỵ luôn muốn bản thân trở thành trung tâm của sự chú ý. Họ luôn muốn được công nhận mình là người giỏi nhất, có tài năng nhất. Tất cả mọi người xung quanh đều phải quanh xung quanh và thuận theo suy nghĩ của họ.
Cách để giảm bớt sự “GATO” trong người
Có thể thấy rằng, đố kỵ chẳng mang lại lợi ích gì mà chỉ toàn những tiêu cực. Vì thế, nếu phát hiện mình đang có những biểu hiện trên thì cần chấn chỉnh lại ngay. Bạn có thể tham khảo 1 số cách giảm bớt sự đố kỵ là gì dưới đây:
Suy nghĩ tích cực, cởi mở hơn
Bạn cần phải biết rằng, người giỏi hơn bạn rất nhiều. Việc đố kỵ, ghen ghét 1 , 2 người sẽ chẳng có ích lợi gì. Việc bạn cần làm là cố gắng, nỗ lực để vươn lên, để đuổi kịp họ.
Tôn trọng người khác
Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng họ trước. Hãy học cách thừa nhận việc người khác có tài năng hơn, giỏi giang hơn mình ở 1 số mặt nào đó.
Nhận thức rõ tác hại của tính đố kỵ
Độ kỵ sẽ chẳng mang đến cho bạn điều gì tốt lành mà chỉ khiến bạn phải lao tâm khổ tứ khi muốn công kích và làm hại người khác. Điều này vừa lãng phí thời gian, tâm sức, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Đến cuối cùng thì người thiệt vẫn là người đố kỵ mà thôi.
Khơi dậy tính tích cực của lòng đố kỵ
Tính tích cực của đố kỵ sinh ra khi người đó xuất hiện ý thức cạnh tranh 1 cách công bằng, lành mạnh. Nếu bạn đang ngầm ghen ghét đối với 1 người giỏi hơn mình. Hãy tự hỏi xem tại sao lại thế và sẽ ra sao nếu tiếp tục. Đưa ra được câu trả lời sẽ kích phát ý chí, quyết tâm vươn lên để đuổi kịp họ.
Kết luận
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về lòng đố kỵ là gì? Trong cuộc đời mỗi người, cảm xúc ghen tị là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hãy biến nó thành sự đố kỵ tích cực để hoàn thiện bản thân hơn chứ đừng đố kỵ tiêu cực “hại người mà chẳng ích ta”.