Tiểu sử, sự nghiệp của huyền thoại cầu lông thế giới Lee Chong Wei

Với những người đam mê thể thao, không ai không biết đến huyền thoại cầu lông Lee Chong Wei. Cựu tay vợt người Malaysia đã có một sự nghiệp lừng lẫy với vô số danh hiệu trong gần 20 năm thi đấu đỉnh cao.

Xem thêm: Giá trị tài sản của Ronaldo vượt qua cột mốc 1 tỷ USD

                   Tiểu sử Quế Ngọc Hải: Quê quán, sinh năm bao nhiêu?

Tiểu sử huyền thoại Lee Chong Wei

Lee Chong Wei sinh ngày 21/10/1982 tại Perak, Malaysia, trong một gia đình gốc Hoa. Lee Chong Wei bén duyên với cầu lông từ năm 11 tuổi do ảnh hưởng từ người bố vốn yêu thích môn thể thao này. Một huấn luyện viên để mắt đến Lee Chong Wei và đã thuyết phục bố anh về việc nhận anh làm học trò. Lee Chong Wei nhanh chóng tiến bộ và được gọi lên đội tuyển quốc gia Malaysia khi mới 17 tuổi.

Tiểu sử Lee Chong Wei
Lee Chong Wei trở thành tuyển thủ quốc gia từ năm 17 tuổi

Lee Chong Wei có bước tiến đầu tiên trên con đường trở thành huyền thoại cầu lông thế giới khi giành huy chương đồng giải trẻ thế giới năm 2000. Sự nghiệp của Lee Chong Wei nở rộ từ năm 2003 khi anh về nhì tại giải Malaysia mở rộng. Kể từ đó đến khi giải nghệ vào năm 2019, Lee Chong Wei đã giành tổng cộng 69 danh hiệu và 34 lần về nhì tại các giải đấu lớn.

Đến năm 2018, Lee Chong Wei bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư mũi và khó có thể tiếp tục thi đấu. Sau gần 1 năm chiến đấu với bệnh tật, Lee Chong Wei tuyên bố giải nghệ vào ngày 13/6/2019, kết thúc sự nghiệp của một huyền thoại làng cầu lông trong vai trò vận động viên.

Sự nghiệp thi đấu quốc tế của Lee Chong Wei

Sự nghiệp Lee Chong Wei
Lee Chong Wei không có duyên với tấm huy chương vàng Olympic

Như đã nói ở trên, Lee Chong Wei đã giành tổng cộng 69 chức vô địch lớn nhỏ trong gần 20 năm thi đấu chuyên nghiệp. Nhưng anh lại không có duyên với danh hiệu Olympic, Lee Chong Wei đã có 3 lần vào chung kết đơn nam Thế vận hội liên tiếp từ năm 2008-2016 nhưng đều thất bại.

Lee Chong Wei cũng chưa từng giành chức vô địch thế giới với 3 lần về nhì, 1 lần về thứ 3. Tại đấu trường ASIAD, tay vợt người Malaysia cũng không một lần chạm tay đến tấm huy chương vàng, anh có 2 lần HCĐ các năm 2006 và 2014, 1 HCB vào năm 2010.

Giải đấu mà Lee Chong Wei giành nhiều chức vô địch nhất chính là Malaysia mở rộng. Huyền thoại sinh năm 1982 có 12 lần bước lên ngôi vị cao nhất và 2 lần về nhì.

Các danh hiệu của Lee Chong Wei

Dưới đây là bảng thống kê các danh hiệu trong sự nghiệp của Lee Chong Wei theo thứ tự thời gian, bao gồm các chức vô địch và á quân.

Hạng Năm Giải đấu Đối thủ chung kết
2 2003 Malaysia mở rộng Chen Hong
2 2003 India Satellite Yeoh Kay Bin
1 2003 Malaysia Satellite Kuan Beng Hong
1 2004 Malaysia mở rộng (1) Park Sung-hwan
2 2004 Singapore mở rộng Kenneth Jonassen
1 2004 Đài Loan mở rộng Kuan Beng Hong
1 2005 Malaysia mở rộng (2) Lin Dan
1 2005 Đan Mạch mở rộng (1) Muhammad Hafiz Hashim
1 2006 Thụy Sĩ mở rộng (1) Xia Xuanze
1 2006 Commonwealth Games (1) Wong Choong Hann
1 2006 Vô địch châu Á (1) Boonsak Ponsana
1 2006 Malaysia mở rộng (3) Lin Dan
2 2006 Đài Loan mở rộng Lin Dan
2 2006 Macau mở rộng Lin Dan
2 2006 Hong Kong mở rộng Lin Dan
1 2007 Indonesia mở rộng (1) Bao Chunlai
1 2007 Philippines mở rộng Chen Hong
1 2007 Nhật Bản mở rộng (1) Taufik Hidayat
1 2007 Pháp mở rộng (1) Bao Chunlai
2 2007 Trung Quốc mở rộng Bao Chunlai
2 2007 Hong Kong mở rộng Lin Dan
1 2008 Malaysia mở rộng (4) Lee Hyun-il
2 2008 Thụy Sĩ mở rộng Lin Dan
1 2008 Singapore mở rộng Simon Santoso
2 2008 Olympic Lin Dan
2 2008 Nhật Bản mở rộng Sony Dwi Kuncoro
2 2008 Macau mở rộng Taufik Hidayat
2 2008 Trung Quốc mở rộng Lin Dan
1 2008 Super Series Finals (1) Peter Gade
1 2009 Malaysia mở rộng (5) Park Sung-hwan
2 2009 Hàn Quốc mở rộng Peter Gade
2 2009 Toàn Anh mở rộng Lin Dan
1 2009 Thụy Sĩ mở rộng (2) Lin Dan
1 2009 Indonesia mở rộng (2) Taufik Hidayat
1 2009 Malaysia Grand Prix Gold (1) Chen Long
1 2009 Macau mở rộng (1) Wong Choong Hann
1 2009 Hong Kong mở rộng (1) Peter Gade
1 2009 World Superseries Masters Finals (2) Park Sung-hwan
1 2010 Hàn Quốc mở rộng (1) Peter Gade
1 2010 Malaysia mở rộng (6) Boonsak Ponsana
1 2010 Toàn Anh mở rộng (1) Kenichi Tago
1 2010 Indonesia mở rộng (3) Taufik Hidayat
1 2010 Malaysia Grand Prix Gold (2) Wong Choong Hann
1 2010 Macau mở rộng (2) Lee Hyun-il
1 2010 Nhật Bản mở rộng (2) Lin Dan
1 2010 Commonwealth Games (2) Rajiv Ouseph
2 2010 Đại hội thể thao châu Á Lin Dan
1 2010 Hong Kong mở rộng (2) Taufik Hidayat
1 2010 Super Series Finals (3) Peter Gade
1 2011 Malaysia mở rộng (7) Taufik Hidayat
2 2011 Hàn Quốc mở rộng Lin Dan
1 2011 Toàn Anh mở rộng (2) Lin Dan
1 2011 Ấn Độ mở rộng (1) Peter Gade
1 2011 Malaysia Grand Prix Gold (3) Bao Chunlai
1 2011 Indonesia mở rộng (4) Peter Gade
2 2011 Vô địch thế giới Lin Dan
2 2011 Nhật Bản mở rộng Chen Long
2 2011 Đan Mạch mở rộng Chen Long
1 2011 Pháp mở rộng (2) Kenichi Tago
1 2012 Hàn Quốc mở rộng (2) Lin Dan
1 2012 Malaysia mở rộng (8) Kenichi Tago
2 2012 Toàn Anh mở rộng Lin Dan
2 2012 Ấn Độ mở rộng Shon Wan-ho
1 2012 Malaysia Grand Prix Gold (4) Sony Dwi Kuncoro
2 2012 Olympic Lin Dan
1 2012 Nhật Bản mở rộng (3) Boonsak Ponsana
1 2012 Đan Mạch mở rộng (2) Du Pengyu
2 2012 Hong Kong mở rộng Chen Long
1 2013 Hàn Quốc mở rộng (3) Du Pengyu
1 2013 Malaysia mở rộng (9) Sony Dwi Kuncoro
2 2013 Toàn Anh mở rộng Chen Long
1 2013 Ấn Độ mở rộng (2) Kenichi Tago
1 2013 Indonesia mở rộng (5) Marc Zwiebler
2 2013 Vô địch thế giới Lin Dan
1 2013 Nhật Bản mở rộng (4) Kenichi Tago
2 2013 Đan Mạch mở rộng Chen Long
1 2013 Hong Kong mở rộng (3) Sony Dwi Kuncoro
1 2013 Super Series Finals (4) Tommy Sugiarto
2 2014 Hàn Quốc mở rộng Chen Long
1 2014 Malaysia mở rộng (10) Tommy Sugiarto
1 2014 Toàn Anh mở rộng (3) Chen Long
1 2014 Ấn Độ mở rộng (3) Chen Long
2 2014 Singapore mở rộng Simon Santoso
1 2014 Nhật Bản mở rộng (5) Hu Yun
2 2014 Vô địch thế giới Chen Long
1 2015 Mỹ mở rộng Hans-Kristian Vittinghus
1 2015 Canada Open Ng Ka Long Angus
2 2015 Vô địch thế giới Chen Long
1 2015 Pháp mở rộng (3) Chou Tien-chen
1 2015 Trung Quốc mở rộng Chen Long
1 2015 Hong Kong mở rộng (4) Tian Houwei
1 2016 Malaysia Masters (5) Iskandar Zulkarnain Zainuddin
1 2016 Malaysia mở rộng (11) Chen Long
1 2016 Vô địch châu Á (2) Chen Long
1 2016 Indonesia mở rộng (6) Jan Ø. Jørgensen
2 2016 Olympic Chen Long
1 2016 Nhật Bản mở rộng (6) Jan Ø. Jørgensen
1 2017 Toàn Anh mở rộng (4) Shi Yuqi
2 2017 Malaysia mở rộng Lin Dan
2 2017 Nhật Bản mở rộng Viktor Axelsen
1 2017 Hong Kong mở rộng (5) Chen Long
2 2017 Super Series Finals Viktor Axelsen
1 2018 Commonwealth Games (3) Srikanth Kidambi
1 2018 Malaysia mở rộng (12) Kento Momota

Các đối thủ “truyền kiếp” của Lee Chong Wei

Hai đối thủ nhiều duyên nợ nhất với Lee Chong Wei chắc chắn không ai khác ngoài Lin Dan và Chen Long.

Lin Dan

Lin Dan và Lee Chong Wei chính cặp kỳ phùng địch thủ số 1 trong lịch sử làng cầu lông. Cặp đôi này đã có 40 lần chạm trán và Lin Dan chiếm ưu thế với 28 trận thắng. Chỉ tính riêng các trận chung kết, cả hai cũng đã đối đầu 22 lần và Lee Chong Wei chỉ có 6 lần giành chiến thắng. Tay vợt người Malaysia bị đối thủ đánh bại 2 lần tại chung kết Olympic và 2 lần tại giải Vô địch thế giới.

Lee Chong Wei - Lin Dan
Lee Chong Wei và Lin Dan là cặp kỳ phùng địch thủ nổi tiếng trong làng thể thao.

Ngoài ra, Lin Dan và Lee Chong Wei còn có 15 lần khác gặp nhau tại bán kết. Lần cuối cùng 2 tay vợt gặp nhau là ở Tứ kết giải cầu lông toàn Anh mở rộng và Lin Dan đã thắng sau 2 set với tỉ số lần lượt là 21-16 và 21-17. Lee Chong Wei giải nghệ không lâu sau đó.

Xét về số danh hiệu giành được, Lin Dan đã 2 lần vô địch Olympics, 5 lần vô địch thế giới, đoạt 2 HCV ASIAD. Đó đều là các danh hiệu mà Lee Chong Wei chưa từng chạm tới trong sự nghiệp. Tại giải vô địch châu Á, Lin Dan vô địch 4 lần, gấp đôi so với Lee Chong Wei. Dù vậy, Lee Chong Wei có thể cảm thấy an ủi khi anh đã giành được 65 danh hiệu ở các giải World Tour, Superseries và Grand Prix. Trong khi đó, Lin Dan chỉ có 51 chức vô địch tại các giải đấu đó.

Chen Long

Không có nhiều duyên nợ như với Lin Dan, nhưng Lee Chong Wei cũng ko chiếm ưu thế trong các cuộc đối đầu với Chen Long. Cặp đôi đã gặp nhau 18 lần với 9 chiến thắng chia đều cho mỗi bên. Điều thú vị là trong số đó có đến 16 trận chung kết, Chen Long thắng 9 trận trong khi Lee Chong Wei chỉ thắng 7 trận.

Lee Chong Wei - Chen Long
Lee Chong Wei – Chen Long cũng là một cặp đấu nhiều duyên nợ.

Thất bại đau đớn nhất của Lee Chong Wei trước Chen Long là tại chung kết Olympic 2016, tay vợt người Malaysia để thua trong 2 set với cùng tỉ số 21-18. Ngoài ra tại giải vô địch thế giới 2015, Lee Chong Wei cũng thua Chen Long 0-2 với tỉ số các set lần lượt là 14-21 và 17-21.

Bê bối doping của Lee Chong Wei

Mặc dù đạt được nhiều danh hiệu nhưng sự nghiệp thi đấu của Lee Chong Wei cũng không thể tránh khỏi có những vết đen. Năm 2014, Lee Chong Wei bị phát hiện sử dụng chất Dexamathasone, một loại corticosteroid kháng viêm không được phép sử dụng trong thời gian thi đấu.

Nỗ lực kháng án sau đó của Lee Chong Wei không mang lại kết quả, tay vợt người Malaysia nhận án phạt đình chỉ thi đấu 8 tháng nhưng sau đó được giảm án do được xác định là không cố ý gian lận. Lee Chong Wei trở lại thi đấu từ tháng 5/2015 nhưng bị tước huy chương bạc tại giải vô địch thế giới 2014.

Nhưng bê bối doping cũng không thể làm xấu đi hình ảnh của một trong 2 tượng đài vĩ đại nhất lịch sử làng cầu lông. Lee Chong Wei sẽ mãi mãi là tấm gương để các tay vợt trẻ học tập để chạm tới những danh hiệu đỉnh cao.

Recommended For You

About the Author: Jasmin Liu

Jasmin Liu là người sáng lập website thethao24h.live – Trang chia sẻ tin tức thể thao hàng đầu Việt Nam. Tốt nghiệp chuyên ngành báo chí của đại học Thành Công – Đài Loan từ năm 2019, Jasmin Liu chuyên nghiên cứu các chủ đề thể thao, nhận định bóng đá, bảng xếp hạng bóng đá, cầu lông, chạy bộ, khỏe đẹp, những mẹo vặt cuộc sống và kiến thức thú vị …Tìm hiểu Jasmin Liu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *